Kẻ mua hay người bán chứng chỉ giả đều bị xử lý hình sự
Kẻ mua hay người bán chứng chỉ giả đều bị xử lý hình sự
Văn bằng, chứng chỉ được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập. Những hiện tượng độc giả của báo Dân trí đã nêu, chủ yếu rơi vào tình trạng chứng chỉ giả.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Luật Giáo dục thì: “Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp”. Như vậy, với tất cả các trường hợp không qua học tập, đào tạo, thi cử mà có chứng chỉ thì chứng chỉ đó được xác định là chứng chỉ giả.
Vậy ông cho biết trách nhiệm của cơ quan nào để tồn tại những việc đó? Liệu việc để xảy ra tình trạng văn bằng, chứng chỉ giả có phải cũng là do cơ chế tuyển chọn người của chúng ta hiện nay?
Cần phải khẳng định ngay là không có cơ quan nhà nước nào “để tồn tại” những tiêu cực này. Ngành Công an đã từng xử lý hình sự rất nhiều trường hợp vi phạm liên quan đến lĩnh vực giáo dục như việc xử lý các đường dây thi hộ, mua bán văn bằng giả. Tuy nhiên đối với tình trạng chứng chỉ giả, chúng ta cũng chưa có sự quan tâm đúng mức, dẫn đến việc chưa xử lý mạnh tay đối với những đường dây này và có lẽ một phần cũng là do tác hại của chứng chỉ giả không nghiêm trọng bằng văn bằng giả.
Đối với cơ chế tuyển trọn người của chúng ta hiện nay vẫn duy trì cách thức phát hiện, đánh giá tài năng của cán bộ, công chức thông qua việc lượng hóa bằng các văn bằng, chứng chỉ là cần thiết. Bởi lẽ không thể đánh giá một người là có tài trong khi anh ta không có trong tay bất kỳ văn bằng, chứng chỉ nào.